Vẽ bằng bút chì chỉ trong 6 bước đơn giản

1. Câu hỏi Shakespeare

 

 

2B hay không 2B? Đó chính là câu hỏi đó

2B hay không 2B? Việc chọn đúng loại bút chì cho bức vẽ sẽ giúp bạn phác hoạ tốt hơn. Các bút than chì có thang độ cứng từ 9H (cứng, nhạt) tới 9B (mền, đậm) với HB và F là các loại nằm ở giữa đậm và nhạt.

Đặc biệt, dòng H phù hợp cho vẽ kỹ thuật trong khi B lý tưởng cho phác hoạ. Hãy bắt đầu bằng 2B hoặc 3B cho các bài tập trong bài viết này.

 

2. Chuốt bút chì

 

 

Hãy chắc rằng bạn luôn có đồ chuốt bên mình

Vài bức vẽ yêu cầu đầu bút nhọn, sắc để tạo ra các đường nét đậm, cứng cáp nhưng đôi khi ngòi bút bè có thể dùng để tô hoặc đồ để tạo bóng đổ. Đôi lúc, một đầu bút cùn có thể phù hợp với mục đích của bạn.

Dù bạn thích gì, hãy chắc rằng bạn luôn có đồ chuốt bên mình – nếu bạn dùng đồ chuốt cầm tay bình thường, hãy đảm bảo nó bén và mang theo vài cái khi ra ngoài vẽ; một chiếc đồ chuốt có tay quay sẽ bền hơn và đặc biệt có thể nghiền sao cho đầu bút dài hơn. Nếu bạn dùng một chiếc dao rọc giấy, nhớ giữ khoảng cách an toàn khi gọt.

3. Cầm bút chì đúng cách

 

 

Thử nghiệm với nhiều cách giữ bút chì khác nhau khi vẽ

Các cách giữ bút chì khác nhau sẽ phù hợp với mục đích khác nhau, hãy thử nghiệm với nhiều cách cầm bút chì khác nhau khi vẽ và thực hiện các kiểu nắm lý tưởng cho các phương pháp vẽ khác nhau. Việc cân nhắc vẽ từ đâu rất quan trọng – ngón tay, cổ tay hay vai?

4. Xem xét các đường nét

 

ve-bang-but-chi-chi-trong-6-buoc-don-gian-05

 

Khi bạn vẽ, hãy suy nghĩ tới tốc độ

Loại đường nét, hoạ tiết bạn vẽ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cảm xúc và ngoại hình của bức vẽ bằng bút chì. Trước hết, hãy nghĩ tới tốc độ bạn sẽ thực hiện. Hãy cũng nghĩ về độ đậm của nét vẽ – nét dày thì đậm và chắc; nét mỏng thì nhạt và mang tính thăm dò.

Khi bạn bắt đầu, hãy tránh các nét nguệch ngoạc, trông như lông tơ. Dưới đây là hai bài tập (bước 5 và 6) để giúp bạn khám phá các loại nét – chúng có thể được áp dụng cho bất kì chủ thể nào và phù hợp ở mọi mức độ.

5. Blind contour drawing

 

ve-bang-but-chi-chi-trong-6-buoc-don-gian-06

 

Bài tập đầu tiên là blind contour drawing

Đây là một bài tập khôi hài, phổ thông giúp bạn vẽ một cách vô thức, tạo nét đậm mà không cảm giác quá lo lắng về kết quả.

Hãy thiết lập một chủ thể trước mặt bạn và cố định mắt ở phần trên của nó, đặt bút chì lên giấy. Bằng cách không nhìn xuống giấy, hãy dõi mắt xung quanh chủ thể đồng thời vẽ theo các góc cạnh và đường nét bạn quan sát được.

Hãy vẽ bằng nét đơn, không gãy và đừng nhìn vào bản vẽ cho tới khi hoàn thành – nó sẽ trông lạ và không cân xứng, nó phải thế. Hãy lặp lại bài tập này thường xuyên khi khởi động để cho tay phối hợp cùng với mắt tốt hơn.

6. Vẽ đường thẳng liên tục (Continuous line drawing)

 

ve-bang-but-chi-chi-trong-6-buoc-don-gian-07

 

Bài tập thứ hai là sự phát triển của blind contour drawing

Bài tập thứ hai này là sự phát triển của blind contour drawing và bao gồm các nét liên tục. Lần này khi bạn vẽ, liếc mắt thường xuyên xuống giấy hơn khi vẽ theo đường nét của chủ thể.

Để lại lời nhắn